Có những không gian tôi muốn ngắm, muốn dạo chơi, muốn ở và cả chết trong đó. Đó là những khung cảnh gợi lên những câu chuyện huyền thoại, ký ức êm đềm… mà ở đó tôi không hề cảm thấy cô đơn, ở đó tôi tìm thấy không gian đối thoại với chính mình – một không gian của “Tâm nhân tâm cảnh” và nơi ấy chính là chốn thiên đường hiện hữu – nơi tôi và thiên nhiên có thể cùng trò chuyện, giao hòa. Và tôi muốn gởi gắm tất cả những điều đó vào trong tác phẩm của mình, để thêu dệt nên những bức tranh huyền hoặc, phập phồng đời sống hữu cơ như đang cố đua tài với thiên nhiên…
Nghệ thuật thêu tranh phong canh là sự đan quyện lấp lánh của những mũi thêu như suối trên những hình trang trí huyễn hoặc tạo ra một không gian những hình ảnh bất ngờ trên mỗi bức tranh, nó cũng đang phập phồng đời sống hữu cơ và còn đang cố đua tài với thiên nhiên. Những tác phẩm tạo hình người và cây cỏ đang hoà quyện vào nhau, chuyển hình thảo mộc sang động vật, làm cây biến thành thiên nga hoặc thành rắn…rắn biến thành con người, con người biến thành ánh lửa…
Tranh phong cảnh bỗng sống động lên với một thế giới đầy cỏ hoa, loài vật, huyền thoại và người được thể hiện trong trắng đến nỗi tưởng chừng như đó là thời trước tổ tông truyền vậy.
Tác phẩm tranh phong cảnh phát hiện sự phóng khoáng của tính không đối xứng trong không gian mang lại những ý niệm mới và chuyển động trong không gian. Một lần nữa nó trở lại chiếm lĩnh trí tưởng tượng của một thế giới đang hướng tới sự đơn điệu và buồn tẻ.
Như chúng ta thấy, con người có thể tự hoàn thiện mình bằng cách biến nơi họ ở thành Phong cảnh, họ đem lại cho phong cảnh tính người, trước hết phát hiện ra nó, sau đó tạo ra các tín hiệu rải rác khắp nơi, tại thành phố hay các vùng nông thôn – tại nhà mình.
Như vậy, Phong cảnh là sự tích tụ vật chất của ngôn ngữ đó tại các vật thể hoặc cảnh vật tạo nên mà cái chúng ta gọi là Phong Cảnh
Bố Cục Của Một Bức Tranh Phong Cảnh
Ngắm tranh phong cảnh là một hoạt động không đem lại lợi ích gì cho thương mại, và càng không phải coi phong cảnh như là một bức tranh ” rỗng tuếch ” không mang dấu vết con người. Người ngắm không chỉ đang đi vào con đường, leo lên một ngọn núi trừu tượng… mà còn tìm đọc một cuốn sử được ghi chép trong các cuốn sổ với nhau.
Trước tiên, có sổ ghi chép địa chất người sống ở đó họ leo trèo, đi đứng như thế nào trong địa hình đó, dùng công cụ gì với địa chất đó ? Sau đó, đến sổ ghi chép thể thao: Những người đó đi lại những con đường đã được những con người trước đó khai phá. Họ đã dùng dự kiến thời gian chuẩn bị một số cố gắng nào đó, và luyện tập cho thân thể có thể tlực hiện động tác, sự nhào lộn nào đó. Có sổ ghi chép thẩm mỹ mà chúng ta có thể gọi là “Bố cục phong cảnh” sự rèn luyện cảm giác, tinh thần cho phép những con người ở trong đó thưởng thức được hình dáng đặc biệt của núi non – nhà cửa – chùa chiền v.v, Sắc thái của ánh sáng vào những lúc khác nhau trong ngày. Việc rèn luyện chu đáo thân thể cho phép họ ” Khiêu vũ ” không chút mệt nhọc giữa những địa hình hoặc say sưa quay lững giữa trời.
|